Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

GÌN GIỮ TIẾNG MẸ ĐẺ KHÔNG PHẢI VIỆC CỦA RIÊNG AI !



Năm 1970, học sinh trung học Sài gòn vào năm học mới.

Ngày tựu trường, học sinh hết sức bất ngờ vì những cái tên lớp thân quen “Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ,... Đệ nhứt” đã biến mất, thay vào đó là những cái tên lạ hoắc “Lớp 6, Lớp 7, Lớp 8,... Lớp 12”.

Cố nhiên, chỉ một lát thôi, ai cũng hiểu Lớp 6 là Đệ thất và Lớp 12 là Đệ nhứt. Nhưng vì sao lại có sự thay đổi ấy? Phần lớn học sinh đều không biết.

Khi làm lễ chào cờ, thầy hiệu trưởng giải thích chuyện thay đổi ấy là chủ trương của Bộ Quốc gia Giáo dục dùng tiếng Việt thay cho tiếng Hán.

Ai có đi học trung học ở Sài gòn thời gian đó chắc chưa quên chuyện này.
(CUANH)

---------------------
*1964 vô Đệ thất, tới 1969 lên Đệ nhị, qua 1970 lên Lớp 12.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

TIẾNG MẸ MẾN YÊU !



Cao tổ hưng Hán nghiệp kiến
Bắc phương tặc sát áp kê
Thái tổ hưng quốc Đại Minh
Du Quảng Châu thực cẩu nhục
Khuyển tử vong long phẫn nộ
Hồng cao khủng bớp
Đại đót siêu siên
Tứ xung tàn sát
Nhất phát ngũ ba
Hu ta hồ trâu ngu


(Hâm Đại Ngu Tiên Sinh)

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

“TRI ÂN” LÀ TIẾNG VIỆT, ĐỨA ĐẦN MỚI NÓI LÀ TIẾNG TÀU !



Đó là ý kiến của đại văn gia Nguyên Bọ Hung.

Theo ngài Bọ Hung đáng kính thì “tri ân” vốn trong kho tàng của nước ta nhưng bị Hán Võ Đế ăn cắp đem về Tàu rồi trơ tráo nhận bậy là của nước Tàu.

Chính vậy nên mới có tình trạng ta và Tàu xài chung 2 tiếng “tri ân” (Ta viết “tri ân”, Tàu viết “Zi en”, phát âm như giọng Hà nội).

Hi vọng ngài Bọ Hung sẽ khởi kiện lên Liên hiệp quốc để đòi lại chủ quyền của 2 tiếng “tri ân”.


Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

TẠI SAO BẠN MUỐN TRI ÂN ?



Lý do của bạn là:

1. Tiếng Tàu cao quí, tiếng Việt thấp hèn.
2. Tổ tiên ta là người Tàu.
3.
Tưởng nhớ ơn Hán Võ Đế.
4.
Đền đáp công lao ngàn năm khai hóa của người Tàu.
5.
Lý do khác.


NGHE TÀU BẮC KINH NÓI “TRI ÂN”
https://www.youtube.com/watch?v=F-5frbSu6HE&feature=youtu.be

Ngày 27/7 sắp tới, hi vọng bạn sẽ không thèm “TRI ÂN” nữa.




Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

TỬ VONG MUÔN NĂM !


TỬ VONG MUÔN NĂM !

Thời đại ngày nay, các bậc anh hùng hảo hán, các bậc đại nhơn đại đức đại chí đại thức đại thụ đều thích “tử vong”.

Chỉ có hạng cu đen tiểu nhơn tiểu đức tiểu chí tiểu thức tiểu thụ mới không thèm “tử vong”.

Bởi vì chúng nó làm sao có thể hiểu nổi cái hay đẹp cái sang trọng cái cao quí cái trí tuệ của hai tiếng “tử vong”. Chúng nó làm thế đếch nào mà hiểu được đó là thứ của cải cực kỳ quí báu mà tổ tiên từ hai ngàn năm trước để lại.

Bởi nó đích thực là của quý nên phải quý trọng nó, giữ gìn nó, phổ biến nó cho tất cả mọi người để thể hiện tình cảm nồng nàn tha thiết yêu mến tiếng mẹ đẻ của mình.

Sǐ wáng wàn suì wàn suì wàn wàn suì muôn năm !

Hehehe!... Hôhôhô!... Hahaha!...

CHẾT thì không sướng bằng TỬ VONG.
CHẾT thì không sang bằng TỬ VONG.
CHẾT thì không cao quí bằng TỬ VONG.


TỬ VONG hạng I, CHẾT hạng II.


TỬ VONG là tiếng mẹ đẻ.
CHẾT là tiếng mẹ ghẻ.


Ai đã dạy như vậy đây quên mất rồi! Hehehe...


XEM PHIM "TỬ VONG MUÔN NĂM"
https://www.youtube.com/watch?v=xQMXpRIVoZs


Sǐ wáng wàn suì


(CUANH)

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

BA TÀU NÓI TIẾNG VIỆT


Xưa, ông Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí Nam Phong đã nói: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn. Ông nói vậy bởi vì Truyện Kiều là tác phẩm được viết bằng chữ Nôm tiêu biểu của nền văn chương Việt. "Tiếng ta" ở đây chính là "tiếng Nôm" của người Việt.

Nay, lắm kẻ nói chữ Nôm là chữ Hán Nôm. Họ chụp cái mũ Hán lên chữ Nôm với manh tâm đánh lận con đen, lấy tiếng Tàu Hán thay thế cho tất cả tiếng Nôm. Họ coi tiếng Tàu Hán là cao quí, tiếng mẹ đẻ là hèn mọn xấu xí. Phải dùng tiếng Tàu Hán thì mới trang trọng, mới văn chương (!). 

Hỡi ơi, với họ, mẹ xấu thì họ không yêu, cha nghèo thì họ xa lánh!

Xưa, thầy dạy rằng không lấy tiếng nước ngoài thay cho tiếng nước ta đã có sẵn. Những tiếng thầy gọi là của nước ngoài ấy còn ghi rõ trong sách sử là: đại lộ, xạ thủ, ca vũ, phụ đạo, giáo cụ, hỏa xa, phi cơ, quốc gia, quang vinh, hỗ trợ. Thầy nói còn nhiều lắm, nhiều lắm”...

Nay, các học trò xuất sắc chả đếm xỉa gì tới  lời dạy ấy nữa!

Hỡi ơi, mấy ai học được chữ ngờ !!


Xưa, nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã viết : Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo, em chưa ngừng tay vót chông... (bài Cô gái vót chông).

Hai giống cọp beo đã “tuyệt chủng” trong khu rừng tiếng Việt. Chúng bị giết chết sạch sành sanh bởi lũ hổ báo. Tại sao vậy? Bởi vì hổ và báo cao quí hơn cọp và beo.

Nay, trẻ con hỏi mẹ cọp beo là giống gì, mẹ nói mày hỏi ông Hoàng Phê ấy! 

Trong tự điển tiếng Việt của ông này giải nghĩa: “Cọp: xem hổ”. 

Hỡi ơi, tiếng Việt chỉ là thứ tiếng hạng 2 mà thôi !!!

XEM PHIM "BA TÀU NÓI TIẾNG VIỆT"


* Tự điển tiếng Việt Hoàng Phê của Viện ngôn ngữ học Việt Nam xuất bản năm 2000

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

NHƯNG... TIẾNG TÀU ĐÂU PHẢI LÀ TIẾNG NƯỚC NGOÀI !



NHƯNG... TIẾNG TÀU ĐÂU PHẢI LÀ TIẾNG NƯỚC NGOÀI !

“Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao? “.

MÀ NÓ LÀ... TIẾNG VIỆT LOẠI 1 !

NGHE THỬ NHÉ !  

Chú Thoòng nói : "Phu thê tử vong, nỗ lực hỗ trợ tri ân phu nhân".