Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

GIỮ GÌN TIẾNG MẸ VIỆT NAM

 

GIỮ GÌN TIẾNG MẸ VIỆT NAM

Ngày xưa, lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ, Người luôn dạy:

“Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc. chúng ta phải quí trọng nó, giữ gìn nó và làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.

Tiếng nào nước ta có ta dùng, cực chẳng đã mới mượn tiếng nước ngoài”.

Người cũng dạy có những trường hợp tiếng ta tuy có sẵn nhưng diễn đạt khó hoặc không tốt thì nên mượn tiếng nước ngoài. Người đưa ra vài ví dụ như: không nói “đứng một” mà nên nói “độc lập”, không nói “Hội đàn bà” mà nên nói “Hội phụ nữ”, không nói “cân” mà nên nói “ki lô gam”, vv…

Những lời dạy đó của Người chính là tư tưởng Hồ Chí Minh về ngôn ngữ.

Ngày nay, có nhiều người đã làm ngược lại với lời dạy đó, mhưng họ vẫn cứ hô hào phải học tập và làm theo lời Bác !!

Những tiếng Tàu mà Người dạy không dùng thay cho tiếng Việt như “hỗ trợ, quang vinh, quốc gia, đại lộ” họ đều dùng rất phổ biến mọi lúc mọi nơi.

Để “phản biện” lại lời dạy của lãnh tụ Hồ Chí Minh, họ đã cho rằng:

“Nói tiếng gì cũng được miễn sao nghe hiểu là tốt”.

Lập luận này thuộc về những người thiếu tinh thần dân tộc, không tha thiết với quê hương, nguồn cội, không gìn giữ văn hóa Việt Nam.

Hàng ngàn năm trước, sống dưới ách đô hộ giặc Tàu, bị giặc buộc phải học chữ Tàu, nói tiếng Tàu, khi ấy chữ Tàu đã có mấy ngàn năm phát triển, rực rỡ nhứt là vào thời nhà Đường với những “Thi Tiên” Lý Bạch, “Thi Thánh” Đỗ Phủ danh tiếng lẫy lừng và rất nhiều bậc tài danh khác như Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh, Bạch Cư Dị, vv…

Nhưng tổ tiên chúng ta đã không vì ham mê thứ chữ Tàu danh giá ấy mà cam lòng đánh mất bản sắc dân tộc Việt, vì vậy các vị đã không quản ngại khốn khó, hiểm nguy để khôn khéo sáng tạo ra chữ Nôm – một thứ chữ riêng của ta – để làm gì nếu không phải để gìn giữ thứ tiếng nói vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc Việt Nam.

Trong lịch sử nước ta, đã có hai vị vua bãi bỏ chữ Tàu để lấy chữ Nôm làm quốc ngữ; đó là vua Hồ Quý Ly và vua Quang Trung, nhưng rất tiếc cả hai công trình sáng suốt này đều bị bọn cuồng Tàu phá tan nát.

Thời hiện đại không chỉ có lãnh tụ Hồ Chí Minh kêu gọi giữ gìn tiếng mẹ đẻ mà có nhiều người khác cũng làm vậy.Trước đó có học giả Phạm Quỳnh, nguyên chủ bút tạp chí Nam Phong, nguyên Thượng thư Bộ Học triều Nguyễn, đã dạy: “Làm người Việt Nam thì phải nên yêu, nên quí tiếng nói của nước mình, phải đặt quốc văn lên trên cả tiếng Tây, tiếng Tàu”.

Sau thì có Tổng thống Ngô Đình Diệm của chính quyền Sài gòn cũ; ông Diệm sau khi chiếm được quyền lực từ vua Bảo Đại triều Nguyễn, đã đặt tên nước là “VIỆT NAM CỘNG HÒA” chứ không phải là “CỘNG HÒA VIỆT NAM” giống như kiểu thời nay Cộng Hòa Pháp, Cộng Hòa Séc …

Chính quyền của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng có chủ trương bỏ tiếng Tàu để thay bằng tiếng Việt, cụ thể là đã bỏ kiểu tên lớp học “Đệ thất, đệ lục, …, đệ nhứt” đổi thành lớp 6 tới lớp 12.

Bạn đã từng đọc truyện “Tâm hồn cao thượng”, của Ý, do Hà Mai Anh dịch, chắc chưa quên đoạn văn này: “Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con ở nước ngoài chợt nghe thấy một người trong đám thợ thuyền nói tiếng nước con, theo lòng con xui giục tự nhiên con đến hỏi chuyện ngƣời thợ không quen ấy”. Nhưng nếu như nghe họ nói tiếng Việt kiểu như vầy :”Hảo muội muội, ca ca ái mộ muội muội. – OK muội lớp huynh.” thì trong lòng bạn sẽ dâng lên tình yêu nước nào?

(CU ANH)

 


Không có nhận xét nào: