Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

BA TÀU NÓI TIẾNG VIỆT


Xưa, ông Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí Nam Phong đã nói: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn. Ông nói vậy bởi vì Truyện Kiều là tác phẩm được viết bằng chữ Nôm tiêu biểu của nền văn chương Việt. "Tiếng ta" ở đây chính là "tiếng Nôm" của người Việt.

Nay, lắm kẻ nói chữ Nôm là chữ Hán Nôm. Họ chụp cái mũ Hán lên chữ Nôm với manh tâm đánh lận con đen, lấy tiếng Tàu Hán thay thế cho tất cả tiếng Nôm. Họ coi tiếng Tàu Hán là cao quí, tiếng mẹ đẻ là hèn mọn xấu xí. Phải dùng tiếng Tàu Hán thì mới trang trọng, mới văn chương (!). 

Hỡi ơi, với họ, mẹ xấu thì họ không yêu, cha nghèo thì họ xa lánh!

Xưa, thầy dạy rằng không lấy tiếng nước ngoài thay cho tiếng nước ta đã có sẵn. Những tiếng thầy gọi là của nước ngoài ấy còn ghi rõ trong sách sử là: đại lộ, xạ thủ, ca vũ, phụ đạo, giáo cụ, hỏa xa, phi cơ, quốc gia, quang vinh, hỗ trợ. Thầy nói còn nhiều lắm, nhiều lắm”...

Nay, các học trò xuất sắc chả đếm xỉa gì tới  lời dạy ấy nữa!

Hỡi ơi, mấy ai học được chữ ngờ !!


Xưa, nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã viết : Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo, em chưa ngừng tay vót chông... (bài Cô gái vót chông).

Hai giống cọp beo đã “tuyệt chủng” trong khu rừng tiếng Việt. Chúng bị giết chết sạch sành sanh bởi lũ hổ báo. Tại sao vậy? Bởi vì hổ và báo cao quí hơn cọp và beo.

Nay, trẻ con hỏi mẹ cọp beo là giống gì, mẹ nói mày hỏi ông Hoàng Phê ấy! 

Trong tự điển tiếng Việt của ông này giải nghĩa: “Cọp: xem hổ”. 

Hỡi ơi, tiếng Việt chỉ là thứ tiếng hạng 2 mà thôi !!!

XEM PHIM "BA TÀU NÓI TIẾNG VIỆT"


* Tự điển tiếng Việt Hoàng Phê của Viện ngôn ngữ học Việt Nam xuất bản năm 2000

Không có nhận xét nào: