Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

CỔ TÍCH KHÔNG CÓ HẬU



Truyện cổ tích thì phải có hậu: anh hùng lên ngôi báu; người đẹp lấy đức vua; gian ác bị trừng trị; hiền lành hưởng hạnh phúc…
Nhưng câu truyện cổ tích dưới đây không phải vậy.
&
Ngày xửa ngày xưa, ở xứ sở Chichido có một vị anh hùng tài cao đức cả, hết lòng yêu nước thương nòi, được chúng dân yêu kính.
Ngày kia, Ngài tới thăm một trường học.
Các học sinh vui mừng khôn xiết, túa ra vây quanh Ngài.

Các bạn sống ở đây như thế nào? Vị anh hùng hỏi.
Dạ thưa chúng con luôn tương trợ ạ.
Thế có mắm trợ không? Ngài hỏi tiếp.
Ơ…ơ…ơ…!!!

Các học sinh ngẩn cả ra vì không hiểu Ngài hỏi gì.


Thế tương trợ nghĩa là gì? Ngài lại hỏi.
-  Dạ thưa là giúp nhau ạ.
-  Giúp nhau thì cứ nói là giúp nhau, việc gì phải tương trợ với mắm trợ. Các bạn phải luôn ghi nhớ tiếng nào nước ta có thì ta dùng, cực chẳng đã mới mượn tiếng nước ngoài.
Vâng ạ, chúng con xin ghi nhớ suốt đời ạ.

Thời gian qua mau. Vị anh hùng tuổi cao sức yếu qua đời trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân.
Và những cô cậu học trò năm xưa cũng khôn lớn, trở thành ông này bà nọ. Nhưng buồn thay, trong trí nhớ nhỏ nhoi của chúng đã không còn vị anh hùng thuở ấy.
Chúng đã quên mất câu chuyện « mắm trợ ». Mà họa hoằn có chợt nhớ tới, chúng cũng chỉ chép miệng : « Cụ hài hước thật ! ». Thế thôi, không còn gì khác !
Chúng tiếp tục nói « tương trợ », và không chỉ có « tương trợ », chúng còn thêm vô số tiếng nước ngoài khác nữa.

Và chúng vô cùng tự hào về điều ấy !
Tội nghiệp cho vị anh hùng dân tộc, ở đâu đó nơi thế giới bên kia chắc Ngài vẫn còn tin tưởng !

CUANH



Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

CHUYỆN ANH HÙNG BÀN PHÍM


ANH HÙNG ẢO
Giấu mặt tung hoành gây tiếng vang
Anh hùng bàn phím chính tên chàng
Hiểm thâm bụng dạ loài chồn cáo
Nanh nọc tâm hồn giống sói lang
Ra vẻ như là nhà đạo đức
Ẩn tàng đích thực thứ tà gian
Vung tay xuống ngón phun lời độc
Sống chết mặc bay cứ phán càn
QN

Người ta định nghĩa:
”Anh Hùng bàn phím” là những người chỉ biết ngồi trước màn hình máy tính và gõ bàn phím phê phán, chỉ trích người khác hoặc có thể tự khen ta đây có thể làm được thế này, được thế kia… nhưng ngoài đời thực thì không đúng như vậy và có thể là người nhút nhát không làm được gì.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

CHÊ BẬY



Tuân Tử, đại danh Nho thời Chiến quốc bên Tàu nói:
“Người chê ta, chê phải, là thầy ta.
Người khen ta, khen phải, là bạn ta
Còn những kẻ nịnh hót ta đều là kẻ thù của ta”.